Tủ lạnh là người bạn gần gũi và không thể thiếu của con người. Cũng bởi tính tiện dụng trong việc bảo quản thức ăn trong thời gian dài mà vẫn tươi ngon nên được sử dụng rất rộng rãi từ thành phố cho đến thôn quê. Nhưng cũng như các thiết bị điện khác khi hoạt động quá tải thì sẽ có lúc bị hỏng hóc và thường gặp nhất là tủ lạnh bị đóng tuyết, để khắc phục hiện tượng này không khó, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của các chuyên gia trung tâm sửa tủ lạnh quận 8.
- Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh làm đá tự động
- Cách sửa các lỗi thường gặp ở tủ lạnh tưởng khó mà dễ
- Hạn sử dụng cho từng loại thực phẩm trong tủ lạnh
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi sử dụng tủ lạnh Panasonic mới mua
1) Đặc điểm của tủ lạnh đóng tuyết
Hiện nay, tủ lạnh đóng tuyết ít phổ biến bằng tủ lạnh làm lạnh bằng quạt. Mặc dù vậy, tủ lạnh không đóng tuyết có ưu điểm giá rẻ, ít tốn điện, linh kiện thay thế đơn giản, không tốn kém nên vẫn được các khách sạn hoặc những người ít nhu cầu sử dụng.
Tủ lạnh đóng tuyết (hay tủ Coil), có cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – hay còn gọi là giàn nóng có tác dụng giải nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao, Thermosta có tác dụng ngắt mạch cho Compressor khi tủ lạnh đạt được độ lạnh cần thiết. Tủ lạnh đóng tuyết có dàn lạnh nằm bên ngoài, không có quạt như tủ không đóng tuyết.
Đặc điểm của loại tủ này là thường có thiết kế nhỏ gọn (thường dưới 160 lít). Tủ không có quạt và chế độ tự xả đá, do đó mỗi khi xả đá thì phải tắt nguồn điện, đợi đá tan mới làm sạch được. Bên cạnh đó, do không có dây nhiệt làm nóng, tủ Coil sẽ có tình trạng đóng tuyết trên dàn lạnh.
2) Nếu tủ lạnh thường xuyên đóng tuyết
Thông thường tủ lạnh sau một thời gian sử dụng mới xuất hiện những lớp tuyết bám bên trong ngăn đá, nếu như tủ lạnh của bạn thường xuyên bị đóng tuyết có rất nhiều nguyên nhân khiến cho điều này xảy ra.
Với một chiếc tủ lạnh thường xuyên bị đóng tuyết có thể làm cho bạn mất khá nhiều thời gian để vệ sinh và xả tuyết cho tủ lạnh, ngoài ra điều này cũng làm cho hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt vì hơi lạnh tủ lạnh không thoát ra ngoài được ( bị lớp tuyết chặn đường ống ), tủ lạnh phải hoạt động liên tục với công suất lớn hơn.
3) Cách khắc phục
Bước 1: Tắt nguồn điện cho tủ lạnh
Bước 2: Lấy hết thực phẩm còn trong tủ lạnh ra ngoài, để đảm bảo thức ăn không bị hư bạn nên gói vào 1 túi giữ nhiệt, và đặt ở nơi mát nhất trong nhà của bạn.
Bước 3: Đưa các khay đựng đá và ngăn kéo đựng thức ăn ra ngoài
Bước 4: Khi đá tan sẽ chảy nước rất nhiều, nếu nền nhà bạn là gỗ thì hãy chuẩn bị dụng cụ để lau nhé. Lót báo cũ xung quanh tủ lạnh cũng là 1 cách.
Bước 5: Mở tất cả các cửa của tủ lạnh và để tạo đều kiện tan đá nhanh hơn bạn nên chuẩn bị một ca nước nóng đặt vào trong tủ nhé.
Bước 6: Vệ sinh sạch ron cửa tủ lạnh băng nước ấm, rửa sạch sẽ khay đựng đá và thức ăn.
Bước 7: Sau khi lớp tuyết bám trên tủ lạnh đã tan hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ, lau thật khô
Bước 8: Đặt khay thức ăn và khay đá vào vị trí cũ, mở nút nguồn chờ tủ đủ độ lạnh rồi bỏ thức anh vào nhé.
4) Lưu ý
Và điều hết sức quan trọng là nên tắt nguồn điện trước khi thực hiện bất kì một thao tác nào.
Để giảm hiện tượng đông đá quanh thành tủ lạnh sau khi xả tuyết bạn cần thoa 1 lớp dầu thực vật quanh thành. Việc này sẽ giảm đáng kể đóng tuyết cho lần sau.
Thoa một ít vani hoặc soda bên trong tủ lạnh đẻ khủ bớt mùi hôi của thực phẩm, và cho tủ lạnh một mùi hương đặt biệt.
Chú ý không làm rách ron cao su trong cửa tủ lạnh.
Bạn có thể dùng 1 cái quạt bạn đặt trên ghế, sử dụng cách này sẽ đẩy nhanh quá trình lưu trong không khí ở ngoài và bên trong tủ lạnh.